Làm thế nào để có thể vẽ hoặc ghi chép sử dụng SƠ ĐỒ TƯ DUY? Sau đây là các bước cơ bản để ghi chép sử dụng Sơ Đồ Tư Duy:
Bước 1: Chuẩn Bị
Để ghi chép bằng Sơ đồ tư duy thật hiệu quả, hãy đảm bảo rằng, bạn đã chuẩn bị đủ các dụng cụ dành cho việc ghi chép, đánh dấu bằng màu sắc, vẽ hình… bao gồm : bút bi có thể xóa được ( vì tính chất sáng tạo và thay đổi cho phù hợp nên với 1 cây bút có thể xóa được sẽ giúp bạn thuận tiện hơn khi chỉnh sửa, bút màu (nhiều màu ), bút màu đặc biệt, giấy khổ lớn, hoặc ít nhất là khổ A4…)
Bước 2 : Đọc nội dung để chọn các từ khóa
Đây là bước khởi đầu hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị để có một Sơ đồ tư duy đẹp và dễ hiểu. Hãy đảm bảo rằng, bạn đã nắm được hết các ý chính, ý phụ, ý phụ nhỏ, từ chìa khóa của phần bài học mà các bạn muốn minh họa bằng sơ đồ tư duy.
Bước 3 : Chọn ý chính và bắt đầu tạo khối phần ý chính
Bạn phải chọn chính xác ý chính để khai triển trong Sơ đồ tư duy. Để tìm được ý chính, bạn nên chú ý đến tiêu đề lớn của bài viết, cuốn sách… mà bạn đang đọc, nghiên cứu. Sau khi chọn được ý chính thì tạo khối và viết từ chìa khóa có ý chính vào trong khối trung tâm.
Nếu bạn vẽ được thêm hình ảnh để diễn tả ý chính thì càng giúp cho não bộ dễ dàng ghi nhớ toàn bộ Sơ đồ tư duy bằng hình ảnh này hơn.
Bước 4 : Lọc các ý phụ và tạo các nhánh phụ
Sau khi đã khai triển xong ý chính thì chúng ta tiếp tục với các ý phụ. Các ý phụ sẽ được biểu diễn bằng cách vẽ các nhánh nối từ ý chính ra theo chiều kim đồng hồ. Các bạn hãy dùng các màu sắc khác nhau để tô, vẽ cho mỗi ý phụ Điều này giúp cho chúng ta khi đọc sơ đồ thì dễ dàng phân loại các ý phụ hơn dựa vào màu sắc.
Bước 5: Lọc các ý phụ cấp 1 và các từ khóa
Sau các ý phụ là các ý phụ cấp 1 ( ý nhỏ hơn của ý phụ). Ý phụ cấp 1 là các khối được vẽ nối vào ý phụ. Còn các từ chìa khóa là các phần nối vào ý phụ cấp 1. Nên kèm thêm các hình vẽ để phần sơ đồ sống động và dễ nhớ hơn.